Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

[THDDT] CHƯƠNG 8: BLOCK NHÁNH

CHƯƠNG 8: BLOCK NHÁNH
Điện tim 12 chuyển đạo nên được khảo sát để phát hiện block nhánh. Sử dụng các bước và đặc điểm của điện tim để xác định sựu có mặt của block nhánh.

I.                    CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ
-          Khảo sát chiều rộng và hình dạng của phức bộ QRS ở chuyển đạo V1 và V6 để phát hiện block nhánh.
-          Ghi kết quả: block nhánh phải, block nhánh trái; block nhánh phải/ nhánh trái không hoàn toàn, chậm dẫn truyền trong thất hoặc dẫn truyền bình thường.

II.                  TIÊU CHUẨN

Hình 39: hình ảnh phức bộ QRS-T trong block nhánh

1.       Block nhánh phải
-          T: đảo chiều và ngược lại hướng của phức bộ QRS ở cả 2 chuyển đạo
-          V1: rSR’, khoảng QRS ≥ 0,12s
-          V6: S rộng


Hình 40: Block nhánh phải (RBBB). QRS > 0,12s có dạng rSR’ ở V1, sóng S rộng ở V6

2.       Block nhánh trái
-          T: ngược chiều với QRS ở cả 2 chuyển đạo
-          V1: phức bộ QRS rộng và âm, dạng rS hoặc QS
-          V6: R rộng, có móc, khoảng QRS ≥ 0,12s


Hình 41: Block nhánh trái. QRS âm, rộng, sóng T ngược chiều ở V1. QRS có móc, rộng, sóng T ngược chiều ở V6.

3.       Block 2 nhánh
Block nhiều hơn 1 vùng: ví dụ block nhánh phải kèm theo block phân nhánh trái trước hoặc trái sau, block nhánh trái

4.       Block nhánh không hoàn toàn
-          Giống với các đặc điểm của block nhánh phải và nhánh trái
-          QRS từ 0,10 – 0,11s

5.       Dẫn truyền chậm trong thất
-          Khoảng QRS từ 0,10 – 0,11s nhưng không giống các dạng block nhánh

****
-          Nếu block nhánh phải cấp tính, cần loại trừ nhồi máu cơ tim.
-          Block nhánh trái làm cho việc xác định phì đại thất và nhồi máu cơ tim trên điện tim gặp khó khăn.
-          Block nhánh trái trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim thì cần đặt máy tạo nhịp vì có nguy cơ cao bị block nhĩ thất hoàn toàn

-          Block 2 nhánh có thể xuất hiện cùng với block nhĩ thất và có thể dẫn đến block nhĩ thất hoàn toàn. Do vậy, có thể cần đặt máy tạo nhịp.

[THDDT] CHƯƠNG 7: PHÌ ĐẠI CÁC BUỒNG TIM

CHƯƠNG 7: PHÌ ĐẠI CÁC BUỒNG TIM

I.                    PHÌ ĐẠI TÂM NHĨ

1.       Các bước đánh giá
Khảo sát chiều cao và chiều rộng sóng P ở các chuyển đạo DII và V1 để phát hiện bất thường nhĩ.


Hình 32: Sóng P bình thường, phì đại nhĩ phải và phì đại nhĩ trái

2.       Tiêu chuẩn

-          Phì đại nhĩ phải
+ DII: P cao ≥ 2,5mm và nhọn
+ V1: sóng P 2 pha, bắt đầu là pha dương cao hơn pha âm

-          Phì đại nhĩ trái
+ DII: P rộng ≥0,12s và có móc như hình chữ “M”
+ V1: sóng P 2 pha với pha âm đi sau, sâu và rộng hơn pha dương

Hình 33: Phì đại nhĩ trái (LAE). Sóng P ở DII giãn rộng >0,12s, có móc hình chữ M. Sóng P ở V1 hai pha, pha âm sâu, rộng hơn pha dương.

II.                  PHÌ ĐẠI TÂM THẤT

1.       Các bước đánh giá
Khảo sát chiều cao của sóng R và S ở các chuyển đạo ngực V1 hoặc V2 và V5 hoặc V6 để phát hiện phì đại thất.
Cần chú ý chuẩn của máy điện tim bình thường là 1mV = 10mm hay không, để tính đúng biên độ của sóng.

2.       Tiêu chuẩn

-          Phì đại thất phải
+ Trục lệch phải
+ Phức bộ QRS bình thường, không giãn rộng
+ V1: R>S, dấu hiệu tăng gánh (ST chênh xuống và sóng T âm không đối xứng ở các chuyển đạo tim phải: III, aVF, V1, V2)
+ V6: S sâu

Hình 34: chẩn đoán phì đại thất phải

Hình 35: Phì đại thất phải: trục lệch phải, sóng R cao trong V1, sóng S sâu trong V6. Đoạn ST chênh xuống và T âm ở V1-V4
Phức bộ QRS bình thường, không giãn rộng rất quan trọng để chẩn đoán phân biệt với block nhánh phải.

-          Phì đại thất trái
+ Trục lệch trái
+ Phức bộ QRS bình thường, không giãn rộng
+ Biên độ sóng R ở V5 hay V6 >25mm, hoặc S ở V1 + R ở V5 ≥35mm
+ Dấu hiệu tăng gánh tâm thu sới ST chênh xuống và sóng T âm không đối xứng ở chuyển đạo tim trái (I, aVL, V5, V6)
+ Dấu hiệu tăng gánh tâm trương với đoạn ST chênh lên và sóng T dương, cao nhọn ở chuyển đạo phía trước

Hình 36: Phì đại tâm thất trái theo tiêu chí điện áp: S trong V2 + R trong V5 >35mm


Hình 37: tăng gánh tâm thu: ST chênh xuống với T âm không đối xứng ở các chuyển đạo tim trái I, aVL, V5, V6

Hình 38: Phì đại thất trái, tăng gánh tâm thu: trục lệch trái, R ở V6 >25mm, ST chênh xuống và T âm ở các chuyển đạo V5, V6.

Không thể xác định phì đại thất trái khi có block nhánh trái.
Dấu hiệu tăng gánh thường bị nhầm với thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim hoặc ảnh hưởng của thuốc digitalis. Nếu có phì đại thất trái thì bệnh nhân có nguy cơ bị các rối loạn nhịp thất.

Đoạn ST chênh xuống trong tăng gánh thường đi chếch xuống tương tự như thiếu máu cơ tim nhưng cong lên và hòa vào sóng T

BLOCK PHÂN NHÁNH TRÁI SAU (LPFB)

BLOCK PHÂN NHÁNH TRÁI SAU (LPFB)
Nguồn

-          Trong block phân nhánh trái sau, xung động được truyền xuống thất trái chủ yếu qua phân nhánh trái trước đi vào thành trên, bên của tâm thất trái trong bề mặt nội tâm mạc.
-          Khi đi đến thất, vector khử cực đầu tiên đi lên trên và sang trái (khử cực lan ra ngoài từ nội tâm mạc đến ngoại tâm mạc), tạo nên sóng R nhỏ ở những chuyển đạo bên (I, aVL) và sóng Q nhỏ ở những chuyển đạo bên dưới (II, III, aVF)
-          Sóng khử cực chính sau đó lan trên thành tự do của tâm thất trái hướng xuống dưới và sang phải, tạo nên một sóng dương biên độ lớn (sóng R cao) ở những chuyển đạo phía dưới và một sóng âm biên độ lớn (sóng S sâu) ở những chuyển đạo bên.
-          Quá trình này xảy ra lâu hơn 20ms so với xung động truyền qua đồng thời cả 2 phân nhánh, kết quả tạo nên phức bộ QRS giãn rộng nhẹ.
-          Xung động đến những chuyển đạo dưới chậm hơn bình thường, làm tăng thời gian đỉnh sóng R (thời gian từ khi bắt đầu phức bộ QRS đến đỉnh sóng R) ở aVF

Hệ thống dẫn truyền

Tiêu chuẩn chẩn đoán LAFB
-          Trục điện tim lệch phải (>+90 độ)
-          Sóng Q nhỏ và sóng R cao (qR) ở chuyển đạo DII, DIII và aVF
-          Sóng R nhỏ và sóng S sâu (rS) ở các chuyển đạo DI, aVL
-          Phức bộ QRS bình thường hoặc hơi kéo dài (80-110ms)
-          Kéo dài thời gian đỉnh sóng R ở aVF
-          Tăng biên độ QRS ở các chuyển đạo chi
-          Không có bằng chứng dày thất phải
-          Không có bằng chứng của bất kỳ nguyên nhân nào khác gây trục điện tim lệch phải

Phức bộ rS ở chuyển đạo I và aVL; qR ở chuyển đạo II, III và aVF


Thời gian đỉnh sóng R kéo dài ở aVF >45ms
TIP

-          LPFB ít gặp hơn nhiều so với LAFB, do phân nhánh trái sau cấu tạo gồm một bó sợi dẫn truyền lớn, tương đối bền hơn so với phân nhánh trái trước – là một nhánh dẫn truyền mảnh.
-          Hầu như rất hiếm gặp LPFB đơn độc. Nó thường xảy ra cùng block nhánh phải (RBBB) trong bối cảnh block 2 nhánh
-          Không nên nhanh chóng chẩn đoán LPFB cho đến khi bạn có thể loại trừ những nguyên nhân chủ yếu có thể khiến trục điện tim lệch phải. Ví dụ:  thuyên tắc động mạch phổi (PE) cấp, quá liều thuốc chống trầm cảm 3 vòng, nhồi máu cơ tim (MI) bên, phì đại thất phải (RVH)

MỘT SỐ VÍ DỤ



Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

BLOCK PHÂN NHÁNH TRÁI TRƯỚC (LAFB)

BLOCK PHÂN NHÁNH TRÁI TRƯỚC (LAFB)

-          Trong block phân nhánh trái trước, xung động được truyền xuống thất trái chủ yếu qua phân nhánh trái sau đi phía sau vách liên thất của tâm thất trái trong bề mặt nội tâm mạc.
-          Khi đi đến thất trái, vector khử cực đầu tiên đi xuống và sang phải (khử cực lan ra ngoài từ nội tâm mạc đến ngoại tâm mạc), tạo nên sóng R nhỏ ở những chuyển đạo phía dưới (II, III, aVF) và sóng Q nhỏ ở những chuyển đạo bên trái (I, aVL)
-          Sóng khử cực chính sau đó lan lên và sang trái, tạo nên một sóng âm biên độ lớn (sóng S sâu) ở những chuyển đạo phía dưới và một sóng dương biên độ lớn (sóng R cao) ở những chuyển đạo bên trái.
-          Quá trình này xảy ra lâu hơn 20ms so với xung động truyền qua đồng thời cả 2 phân nhánh, kết quả tạo nên phức bộ QRS giãn rộng nhẹ.
-          Xung động đến những chuyển đạo bên trái chậm hơn bình thường, làm tăng thời gian đỉnh sóng R (thời gian từ khi bắt đầu phức bộ QRS đến đỉnh sóng R) ở aVL

Block phân nhánh trái trước

Tiêu chuẩn chẩn đoán LAFB
-          Trục điện tim lệch trái (thường từ -45 đến -90 độ)
-          Sóng Q nhỏ và sóng R cao (qR) ở chuyển đạo DI và aVL
-          Sóng R nhỏ và sóng S sâu (rS) ở các chuyển đạo DII, DIII, aVF
-          Phức bộ QRS bình thường hoặc hơi kéo dài (80-110ms)
-          Kéo dài thời gian đỉnh sóng R ở aVL >45ms
-          Tăng biên độ QRS ở các chuyển đạo chi


qR ở DI và aVL, rS ở DII, DIII và aVF


Kéo dài thời gian đỉnh sóng R ở aVL >45ms
TIP
Trong LAFB, biên độ phức bộ QRS ở chuyển đạo aVL có thể tương tự tiêu chuẩn chẩn đoán dày thất trái (R>11mm), nhưng lại không có dày thất trái.



[THDDT] CHƯƠNG 6: CÁCH XÁC ĐỊNH TRỤC ĐIỆN TIM VÀ BLOCK PHÂN NHÁNH

CHƯƠNG 6: CÁCH XÁC ĐỊNH TRỤC ĐIỆN TIM VÀ BLOCK PHÂN NHÁNH
Đây là bước thứ hai của phương pháp đọc điện tim theo hệ thống

I.                    TRỤC ĐIỆN TIM
Trục điện tim chỉ hướng trung bình các hoạt động điện của tim trong khi tâm thất khử cực. Sự di lệch của trục điện tim cũng có thể xuất hiện ở những người không mắc bệnh tim.
Lợi ích lâm sàng của di lệch trục điện tim là muốn cánh báo những vấn đề tiềm ẩn khác. Trục điện tim rất quan trọng trong việc xác định sự có mặt của block phân nhánh, phì đại tâm thất, hoặc nhồi máu cơ tim.
Nhìn chung trục điện tim sẽ lệch về phía vùng cơ tim phì đạilệch xa vùng nhồi máu.
Trục điện tim có thể bình thường, lệch phải, lệch trái hoặc vô định.
Có 2 phương pháp để xác định trục điện tim:
-          Sử dụng góc vuông đơn giản
-          Sử dụng mặt phẳng số không

1.       Phương pháp sử dụng góc vuông đơn giản
Thường được dùng để xác định nhanh trục điện tim trên lâm sàng. Trong phương pháp này, trục điện tim được xác định bởi biên độ tinh của phức bộ QRS ở chuyển đạo DI và aVF.

1.1. Xác định biên độ tinh ở chuyển đạo DI và aVF
Biên độ tinh được xác định bằng cách lấy số ô vuông của phức bộ QRS ở phía trên đường đẳng điện trừ đi số ô vuông ở phía dưới đường đẳng điện. Sự xác định này sẽ định vị trục QRS ở một trong bốn góc vuông:

Hình 26: Phương pháp sử dụng góc vuông đơn giản

1.2. Sử dụng bảng để xác định trục điện tim

Hình 27: Sử dụng bảng để xác định trục điện tim theo phương pháp góc vuông đơn giản
Nếu trục lệch trái, hãy nhìn DII:
-          Nếu DII (+), trục điện tim nằm giữa 0 và -30o => trục lệch trái bình thường
-          Nếu DII (-), trục ≥30o và không bình thường => phản ánh block phân nhánh trái trước
-          Nếu DII có 2 pha bằng nhau hoặc đẳng điện, trục điện tim là -30o

2.       Phương pháp mặt phẳng số không
Phương pháp này tính goc tương đối của trục. Những hiểu biết về trực giao và hệ thống trục sáu cạnh sẽ rất có lợi

Hình 28: Hệ thống đối chiếu trục sáu cạnh

Bước 1. Tìm chuyển đạo đẳng điện hoặc có 2 pha bằng nhau.
Kiểm tra các chuyển đạo ngoại biên ở mặt phẳng trán và xác định phức bộ QRS nào có sóng âm và sóng dương bằng nhau. Đó chính là chuyển đạo có mặt phẳng số không.
Nếu không có chuyển đào nào như vậy trong 6 chuyển đạo chi, hãy chọn 1 chuyển đạo nhỏ nhất hoặc dẹt nhất.
Nếu tất cả các chuyển đạo đều có 2 pha bằng nhau, thì trục điện tim là vô định
Bước 2. Tìm chuyển đạo trực giao (vuông góc) với chuyển đạo có mặt phẳng số không.
Bước 3. Xác định trục của chuyển đạo đã được xác định trong bước 2
Nếu chuyển đạo trong bước 2 dương, có thể xác định trịc điện tim trực tiếp.
Nếu chuyển đạo trong bước 2 âm, trục điện tim sẽ cách 180o.
Ví dụ: chuyển đạo DII có 2 pha bằng nhau được xác định qua bước 1, nó là chuyển đạo có mặt phẳng số không. Chuyển đạo aVL trực giao với DII được xác định qua bước 2. Ở bước 3, aVL được xác định là dương. Do vậy trục điện tim được xác định trực tiếp là -300.

II.                  BLOCK PHÂN NHÁNH
Trục điện tim phải được xác định trước khi đánh giá xem có bị block phân nhánh hay không. Không có điều trị đặc hiệu gì cho block phân nhánh, nhưng nếu nó xuất hiện động thời với block nhánh phải thì cần thận trọng vì nó thường báo trước sự xuất hiện của block nhĩ thất hoàn toàn và sẽ cần cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Block phân nhánh trái trước:
-          Trục lệch trái
-          DI: QRS có dạng qR
-          DIII: QRS có dạng rS

Hình 29: Block phân nhánh trái trước (LAFB)

Hình 30: Block phân nhánh trái trước: trục lệch trái; qR ở DI và avL; rS ở DII, DIII và aVF
Xem thêm

Block phân nhánh trái sau:
-          Trục lệch phải
-          DI: rS
-          DIII: qR

Hình 31: Block phân nhánh trái sau: trục lệch phải; rS ở DI, aVL; qR ở DII, DIII và aVF
Xem thêm

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

[Hướng dẫn sức khỏe] NGHIỆN RƯỢU VÀ LẠM DỤNG RƯỢU

NGHIỆN RƯỢU VÀ LẠM DỤNG RƯỢU
Nghiện rượu (phụ thuộc rượu) và lạm dụng rượu là hai dạng khác nhau trong vấn đề liên quan đến uống rượu.
-          Nghiện rượu là khi bạn có những dấu hiện nghiện rượu thực thể và  tiếp tục uống rượu mà bỏ qua mọi tổn hại về thể chất lẫn tinh thần, hay những trách nhiệm xã hội, gia đình, công việc. Rượu có thể điều khiển cuộc sống và các mối quan hệ của bạn.
-          Lạm dụng rượu là khi việc uống rượu của bạn gây ra một số vấn đề, nhưng không nghiện rượu thực thể.

TÊN KHÁC
Phụ thuộc rượu, lạm dụng rượu, vấn đề uống rượu

NGUYÊN NHÂN
Hiện nay nguyên nhân dẫn đến nghiện rượu hay lạm dụng rượu vẫn chưa được làm rõ. Có nghiên cứu cho rằng một số gene nhất định có thể làm tăng nguy cơ nghiện rượu, tuy nhiên đó là những gene nào và cơ chế làm việc của chúng thì vẫn còn là một ẩn số.
Vậy thì uống bao nhiêu rượu sẽ làm tăng khả năng phụ thuộc rượu? Những người có nguy cơ cao dẫn đến nghiện rượu bao gồm:
-          Nam giới uống từ 15 ly trở lên mỗi tuần
-          Nữ giới uống từ 12 ly trở lên mỗi tuần
-          Bất kỳ ai uống từ 5 ly trở lên mỗi lần, ít nhất 1 lần mỗi tuần
Một ly được quy định tương đương 1 chai bia 12 ounce, 1 cốc rượu vang 5 ounce hoặc 1 chén rượu ½ ounce  (1ounce tương đương khoảng 29.575ml trong hệ đo lường của Mỹ).
Nếu bạn có bố hoặc mẹ nghiện rượu thì nguy cơ lạm dụng và phụ thuộc rượu của bạn sẽ cao hơn.
Bạn cũng có nhiều khả năng lạm dụng và nghiện rượu hơn  nếu:
-          Là một người trẻ bị ảnh hưởng từ bạn bè
-          Bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu hoặc tâm thần phân liệt
-          Dễ dàng tiếp xúc với rượu
-          Có lòng tự trọng thấp
-          Gặp rắc rối với những mối quan hệ
-          Có lối sống nhiều căng thẳng (stress)
-          Sống trong một nền văn hóa mà ở đó việc uống rượu là phổ biến và được chấp nhận.
Tình trạng lạm dụng rượu đang ngày một tăng lên. Cứ mỗi 6 người Mỹ lại có 1 người gặp vấn đề về uống rượu.

TRIỆU CHỨNG
Người nghiện rượu hoặc phụ thuộc rượu thường:
-          Vẫn tiếp tục uống rượu bất chấp sức khỏe, công việc hay gia đình của mình đang bị tổn hại
-          Uống rượu một mình
-          Trở nên bạo lực khi uống rượu
-          Không thân thiện khi được hỏi về vấn đề uống rượu
-          Không có khả năng điều khiển việc uống rượu của mình – không thể dừng hoặc giảm lượng rượu sử dụng
-          Cố gắng tạo ra những lý do để uống rượu
-          Trễ làm hoặc trễ học hay giảm hiệu suất làm việc hoặc học tập do uống rượu
-          Ngừng tham gia vào các hoạt động vì rượu
-          Cần sử dụng rượu để qua ngày
-          Chán ăn hoặc ăn rất ít
-          Không quan tâm, phớt lờ vấn đề ăn mặc, thậm chí cả vấn đề vệ sinh cá nhân
-          Cố gắng che dấu việc sử dụng rượu
-          Run vào buổi sáng hoặc sau một thời gian không uống rươu
Triệu chứng phụ thuộc rượu bao gồm:
-          Giảm trí nhớ sau khi uống quá nhiều rượu
-          Ngày càng cần nhiều rượu hơn để cảm thấy “say”
-          Khi bạn không được uống rượu trong một thời gian thì bắt đầu có các triệu chứng cai rượu
-          Những bệnh lý liên quan đến rượu như bệnh gan rượu

CÁC  KIỂM TRA VÀ XÉT NGHIỆM
Các cán bộ chăm sóc sức khỏe sẽ thực hiện kiểm tra về thể chất và hỏi những câu hỏi về tiền sử dùng thuốc và gia đình của bạn, bao gồm cả việc dùng rượu.
Những câu hỏi sau đây được Viện nghiên cứu về nghiện rượu và lạm dụng rượu quốc tế dặt ra để khảo sát về lạm dụng rượu hoặc nghiện rượu:
-          Bạn có bao giờ lái xe sau khi uống rượu hay không?
-          Bạn đã từng phải uống nhiều hơn trước để say hoặc có những cảm giác mong muốn hay không?
-          Bạn đã từng cảm thấy rằng mình nên hạn chế uống rượu bớt chưa?
-          Bạn đã từng mất ý thức sau khi uống rượu chưa?
-          Bạn đã từng bị trễ làm hoặc mất vvieejc vì uống rượu chưa?
-          Các thành viên trong gia đình bạn có đang lo lắng về việc uống rượu của bạn?
Một số xét nghiệm có thể làm bao gồm:
-          Đo độ cồn trong máu (xét nghiệm này nhận biết một người vừa uống rượu, nhưng không thực sự cần thiết để xác định họ nghiện rượu)
-          Công thức máu
-          Xét nghiệm chức năng gan
-          Định lượng magne máu

ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu lý tưởng của điều trị là hoàn toàn ngưng sử dụng rượu – được gọi là cai rượu. Sự hỗ trợ, động viên mạnh mẽ từ gia đình và cộng đồng là rất quan trọng để giúp người bệnh đạt được mục tiêu này.
Đối với nhiều người nghiện rượu, việc từ bỏ hoàn toàn có thể rất khó khăn. Sẽ có những khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Bạn hãy cố gắng tránh xa rượu được càng lâu càng tốt.
Một số người lạm dùng rượu có thể chỉ đơn giản là giảm lượng rượu họ uống – được gọi là uống có điều độ. Nếu phương pháp này không hiệu quả, bạn nên cố gắng từ bỏ rượu hoàn toàn.

QUYẾT ĐỊNH BỎ RƯỢU
Nhiều người gặp vấn đề về uống rượu không nhận ra rằng việc uống rượu của họ đã vượt ra khỏi tầm khiểm soát.
Phương pháp điều trị lý tưởng là giúp người đó nhận ra uống ba nhiêu rượu sẽ tổn hại đến cuộc sống của họ và những người xung quanh.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người gặp vấn đề về rượu chấp nhận sự điều trị khi các thành viên trong gia đình hoặc lãnh đạo của họ thật lòng bày tỏ lo ngại của mình, và chỉ cho họ thấy rằng uống rượu đang cản trở họ đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.
Việc cai rượu thường được thực hiện tốt hơn nếu được quản lý, theo dõi. Những biến chứng cai rượu có thể đe dọa đến tính mạng. Để biết thêm thông tin, xem: Cai rượu
Bạn nên được cán bộ chăm sóc sức khỏe của mình thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên để theo dõi những vẫn đề sức khỏe thường gặp ở người lạm dụng rượu.

HỖ TRỢ LÂU DÀI
Những chương trình cai rượu hoặc hỗ trợ có thể giúp bạn bỏ rượu hoàn toàn. Những chương trình này thường cung cấp:
-          Tư vấn và chăm sóc sức khỏe, thảo luận với người nghiện rượu về những ảnh hưởng, phương pháp điều khiển suy nghĩ và hành vi của bạn
-          Hỗ trợ sức khỏe tâm thần
-          Chăm sóc y tế
Bạn có thể được điều trị trong một trung tâm cai nghiện (nội trú), hoặc có thể nhận một chương trình điều trị tại nhà (ngoại trú).
Đôi khi bạn sẽ được kê một số loại thuốc có thể giúp ngăn chặn việc uống rượu trở lại:
-          Acamprosate – có tác dụng làm giảm tỷ lệ tái nghiện ở những người phụ thuộc rượu
-          Disulfiram (Antabuse) gây nên những tác dụng vô cùng khó chịu nếu bạn uống dù chỉ một lượng rất nhỏ rượu trong vòng 2 tuần sau khi sử dụng thuốc
-          Naltrexone (Vivitrol) giảm sự thèm rượu. Thuốc này còn có ở dạng tiêm.
Các thuốc này chống chỉ định cho phụ nữ có thai và một số tình trạng sức khỏe nhất định. Thuốc thường được dùng để điều trị lâu dài, phối hợp với các nhóm tư vấn và hỗ trợ.
Sau khi bạn bỏ rượu có thể bị trầm cảm hoặc gặp các trạng thái tâm lý của rối loạn lo âu, tuy nhiên đừng lo lắng, những trạng thái này có thể được điều trị nhanh chóng.
Một vấn đề quan trọng nữa là người  bệnh nên sống trong một điều kiện giúp họ dễ dàng tránh xa rượu. Có một số chương trình cung cấp những lựa chọn nhà ở cho người nghiện rượu hoặc lạm dụng rượu.

NHÓM HỖ TRỢ
Các nhóm hỗ trợ giúp đỡ những người nghiện rượu
AA (Alcoholics Anonymous: Hội cai nghiện rượu giấu tên)
AA là một nhóm tự lực cai nghiện rượu, cung cấp những hỗ trợ về tinh thần và những bước cụ thể để cai nghiện rượu. Chương tình thường được gọi là phương pháp “12 bước”. Có các cơ sở địa phương trên khắp nước Mỹ.
AA cung cấp sự hỗ trợ 24/24 giờ và dạy rằng chúng ta có thể tham gia vào các hoạt động xã hội mà không uống rượu.
AL-ANON
Các thành viên trong gia đình có người lạm dụng rượu thường cần được tư vấn. Al-anon là một nhóm hỗ trợ cho người than và những người bị người nghiện rươu ảnh hưởng.
Alateen hỗ trợ trẻ em vị thành niên là con của người nghiện rượu.

NHỮNG NHÓM HỖ TRỢ KHÁC
Còn có nhiều nhóm hỗ trợ khác:
-          SMART recovery dạy rằng thay đổi suy nghĩ và hành vi có thể giúp cai nghiện rượu.
-          LifeRing recovery và SOS là hai chương trình phi tôn giáo hỗ trợ những người lạm dụng rượu.
-          Women for Sobriety là một nhóm tự lực chỉ giành riêng cho phụ nữ
-          Moderation Management là một chương trình cho những người muốn giảm uống rượu. Nó khuyến cáo cai rượu cho những người không thể làm điều này.

TIÊU LƯỢNG
Tiên lượng của một người nghiện rượu hoặc lạm dụng rượu phụ thuộc vào họ có thể bỏ rượu hay không.
Nghiện rượu là một vấn đề sức khỏe lớn kiên quan đến xã hội, kinh tế và cộng đồng. Uống rượu có thể ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống. Nếu bạn gặp vấn đề về uống rượu, cai rượu có thể giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe thể chất, tinh thần và có lẽ cả những mối quan hệ của bạn.
Những chương trình điều trị có thể giúp bạn bỏ rượu. Tuy nhiên, việc tái nghiện sau điều trị là thường thấy. Cho nên có một hệ thống hỗ trợ tốt là vô cùng quan trọng.

BIẾN CHỨNG
Nghiện rượu và lạm dụng rượu có thể gia tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe, bao gồm:
-          Xuất huyết tiêu hóa
-          Tổn thương tế bào não
-          Rối loạn chức năng não – được gọi là hội chứng Wernicke-Korsakoff
-          Ung thư thực quản, gan, kết tràng, và những vùng khác
-          Rối loạn kinh nguyệt
-          Chứng mê sảng (delirium tremens)
-          Chứng mất trí và suy giảm trí nhớ
-          Trầm cảm và tự tử
-          Rối loạn chức năng cương dương
-          Tổn thương tim mạch
-          Tăng huyết áp
-          Viêm tụy
-          Bệnh gan, bao gồm xơ gan
-          Tổn thương thần kinh
-          Suy dinh dưỡng
-          Chứng mất ngủ
Uống rượu còn tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bạo lực.
Uống rượu khi mang thai có thể gây ra nhiều dị tật bẩm sinh cho trẻ. Xem: hội chứng thai nhi rượu (hội chứng bào thai nhiễm độc do rượu)

LÚC NÀO THÌ CẦN LIÊN HỆ VỚI CHUYÊN VIÊN Y TẾ?
Ngay lập tức tìm kiếm sự chăm sóc y tế hoặc gọi ngay cho số điện troại cấp cứu ở địa phương của bạn nếu:
-          Bạn hoặc người mà bạn biết nghiện rượu và đang lên cơn động kinh, hoảng loạn hoặc chảy máu

DỰ PHÒNG
Viện nghiên cứu về nghiện rượu và lạm dụng rượu quốc tế khuyến cáo:
-          Phụ nữ không nên uống quá 1 ly mỗi ngày
-          Nam giới không nên uống quá 2 ly mỗi ngày

Một ly được quy định tương đương 1 chai bia 12 ounce, 1 cốc rượu vang 5 ounce hoặc 1 chén rượu ½ ounce  (1ounce tương đương khoảng 29.575ml trong hệ đo lường của Mỹ).