MẪU BỆNH ÁN HỌC
TẬP NỘI KHOA
I.
Phần hành chính
-
Họ và tên người bệnh: Phần này cần được ghi rõ ràng và đầy đủ cả tên lẫn họ và chữ đệm để
tránh nhầm lẫn người bệnh.
-
Giới tính, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ: cũng cần ghi rõ vì tùy theo mỗi giới, độ tuổi, nghề nghiệp, địa phương
mà có những bệnh thường gặp khác nhau. Nghề nghiệp và địa chỉ nên hỏi cả hiện tại
và trước đây vì có những bệnh do nghề nghiệp cũ sinh ra nhưng mãi đến nay mới
biểu hiện ra hoặc có những bệnh mắc phải trong thời gian cư trú tại một vùng
nào đó trước đây nhưng đến nay mới có biểu hiện rõ ràng hoặc có biến chứng. Nghề
nghiệp nên được ghi cụ thể, không nên ghi chung chung như: công nhân, cán bộ..
mà nên ghi cụ thể: công nhân mỏ than, cán bộ hành chính, cán bộ kỹ thuật hóa chất…
-
Ngày giờ vào viện, thời gian điều trị
-
Ngày làm bệnh án: đối với bệnh án học tập thì ngày làm bệnh án
có thể không trùng với ngày vào viện của bệnh nhân.
II.
Bệnh sử
1.
Lý do vào viện: Ghi nhận
nguyên nhân (biểu hiện) chủ yếu khiến bệnh nhân vào viện thông qua hỏi bệnh. Từ
đó có thể góp phần gợi ý giúp chúng ta nhận định để hỏi bệnh, thăm khám chính xác
hơn.
2.
Quá trình bệnh lý: Đối với bệnh án học tập, quá trình bệnh lý bao gồm diễn biến của bệnh
nhân từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh nhân vào viện, được điều trị đến
tận thời điểm thăm khám.
Trước khi vào viện
-
Hỏi các chi tiết của lý do vào viện: bắt đầu từ bao
giờ, tính chất, tiến triển ra sao, trình tự như thế nào, khoảng cách giữa các
triệu chứng là bao lâu…
-
Hỏi các triệu chứng kèm theo.
-
Hỏi tình hình các bộ phận khác và các rối loạn cơ thể:
gợi ý cho ta các rối loạn do bệnh chính gây ra ở các phủ tạng khác, và giúp
tránh bỏ sót một số bệnh khác có thể song song tồn tại với bệnh chính.
-
Hỏi về các phương pháp điều trị đã áp dụng tại nhà
và hiệu quả, ảnh hưởng của nó.
Ghi nhận lúc vào
viện, chẩn đoán lúc vào viện là gì?
Bệnh nhân được xử
lý gì?
Quá trình điều
trị tại bệnh phòng đến ngày thăm khám, bệnh nhân tiến triển như thế nào?
Tình trạng bệnh
nhân lúc thăm khám: ghi nhận chung tiến triển so với lúc trước.
III.
Tiền sử
1.
Bản thân
-
Bản thân bệnh nhân trước đây đã mắc những bệnh gì,
vào năm nào, điều trị ra sao? Nên chú ý các bệnh lý liên quan với hiện tại.
-
Hỏi thêm về các sinh hoạt vật chất, điều kiện công
tác và tình trạng tinh thần, các tập quán của người bệnh như hút thuốc lá, uống
rượu, cà phê…
-
Nếu bệnh nhân là phụ nữ, không nên quên hỏi tình trạng
kinh nguyệt, thai nghén sinh đẻ ra sao?
2.
Gia đình, thân cận
-
Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của những người thân
trong gia đình, nhất là những người có bệnh liên quan đến bệnh hiện nay của bản
thân người bệnh. Nếu có ai chết cần hỏi thăm chết từ bao giờ, vì bệnh gì?
-
Tình hình bệnh tật của bạn bè, những người thường
hay tiếp xúc với người bệnh, nói cách khác là môi trường tiếp xúc của người bệnh.
.
IV.
Thăm khám hiện tại
Phần này ghi nhận các triệu chứng cơ năng, thực thể
phát hiện được trong quá trình thăm khám, hỏi bệnh bệnh nhân hiện tại.
Nên sắp xếp theo trình tự
-
Cơ năng
-
Thực thể: nên theo trình tự nhìn, sờ, gõ, nghe để
tránh bỏ sót
1.
Toàn thân: Ghi nhận tình
trạng toàn thân tổng quát của bệnh nhân, đặc biệt là các dấu hiệu sinh tồn.
2.
Cơ quan
Có thể theo tình tự để tránh bỏ sót: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận –
tiết niệu, thần kinh, cơ – xương – khớp ….
Hoặc đưa cơ quan bị bệnh lên trước, sau đó theo trình tự còn lại.
“Hỏi bệnh” rất quan trọng giúp định hướng trong khám
bệnh và chẩn đoán. Có trường hợp “hỏi bệnh đóng vai trò chủ yếu trong chẩn đoán
lâm sàng.
Việc “hỏi bệnh” tỉ mỉ chu đáo kết hợp với việc thăm
khám lâm sàng kỹ lưỡng trong phần lớn trường hợp có thể giúp cho thầy thuốc tập hợp thành hội
chứng và từ đó có được một chẩn đoán sơ bộ về lâm sàng. Từ chẩn đoán sơ bộ đó để
đề ra các phương pháp cận lâm sàng để xác định chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt,
xác định nguyên nhân và tiên lượng bệnh.
V.
Cận lâm sàng
Ghi nhận
các kết quả cận lâm sàng bệnh nhân đã được thực hiện trong quá trình điều trị:
các kết quả dương tính và âm tính có giá trị.
Nên sắp
xếp các kết quả này theo trình tự thời gian, và trình tự xét nghiệm: huyết học,
sinh hóa, chẩn đoán hình ảnh… để thuận tiện theo dõi.
VI.
Tóm tắt, biện luận, chẩn đoán
1.
Tóm tắt: Tóm tắt lại lý
do vào viện của bệnh nhân và các hội chứng, dấu chứng đã thu nhận được thông
qua quá trình hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng. Tùy vào tình huống mà
sắp xếp theo trình tự để dễ theo dõi, biện luận và rút ra kết luận nhất. Mỗi hội
chứng phải nêu ra các triệu chứng bao gồm.
ð Đưa ra chẩn đoán
sơ bộ
2.
Biện luận:
Đưa ra các biện luận của mình cho:
-
Các hội chứng
-
Chẩn đoán bệnh chính, chẩn đoán bệnh kèm
-
Chẩn đoán phân biệt
-
Chẩn đoán nguyên nhân
-
Chẩn đoán biến chứng
- Có thể đề nghị thêm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để làm rõ
3.
Chẩn đoán: Đưa ra chẩn
đoán cuối cùng
VII.
Điều trị:
Nguyên tắc điều
trị và chế độ điều trị cụ thể cho bệnh nhân.
VIII.
Tiên lượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét