Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐO CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐO CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ

Thăm dò chức năng hô hấp cơ bản gồm:
-          Đo chức năng thông khí (hô hấp ký)
+ Hô hấp ký loại thể tích
+ Hô hấp ký loại lưu lượng
-          Đo khả năng khuếch tán khí (DLCO  Carbon monoxide (CO) diffusing capacity)
-          Đo khí cặn, đo tổng dung lượng phối (TLC total lung capacity) 
-          Khí máu động mạch
CHỈ ĐỊNH ĐO CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ
  • -          Chẩn đoán xác định hen phế quản (HPQ), COPD
  • -          Chẩn đoán phân biệt HPQ, COPD, bệnh lý khác: giảm oxy, tăng carbonic máu, đa hồng cầu.
  • -          Đo lường ảnh hưởng của bệnh lên chức năng thông khí
  • -          Tầm soát nguy cơ bệnh phổi ở người hút thuốc, phơi nhiễm với các chất độc hại
  • -          Tiên lượng trước phẫu thuật
  • -          Theo dõi điều trị: thuốc giãn phế quản, steroid trong hen, bệnh phổi mô kẽ, xơ nang, bệnh thần kinh cơ…
  • -          Theo dõi tác dụng phụ của thuốc có độc tính trên phổi
  • -          Đánh giá mức độ tàn tật
  • -          Các nghiên cứu dịch tễ học

CHỐNG CHỈ ĐỊNH ĐO CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ
  • -          Tràn khí màng phổi, trang khí màng phổi mới khỏi
  • -          Tổn thương phổi có nguy cơ biến chứng: kén khí lớn, đang ho máu, áp xe phổi…
  • -          Bệnh nhân không hợp tác: rối loạn tâm thần, điếc…
  • -          Chấn thương vùng hàm mặt, lồng ngực
  • -          Mới phẫu thuật ngực, bụng, mặt
  • -          Bệnh lý tim mạch nặng: suy tim sung huyết, bệnh mạch vành, nghi ngờ hoặc xác định phình tách động mạch

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
-          Dừng các thuốc giãn phế quản trước khi đo 4-12 giờ
+ Thuốc dạng khí dung: tác dụng ngắn (4 giờ), tác dụng dài (12 giờ)
+ Thuốc giãn phế quản dạng uống: tác dụng ngắn (8 giờ), dạng phóng thích chậm (12 giờ)
-          Không hút thuốc trong 2 giờ
-          Không uống rượu trong 4 giờ
-          Không gắc sức mạnh 30 phút
-          Không mặc quần áo quá chật
-          Không ăn quá no trong 2 giờ

THỰC HIỆN
-          Đo 3 lần với đường cong chấp nhận được: sự chênh lệch của FEV1 và FVC giữa các lần không quá 5% hay 150ml
-          Thực hiện không quá 8 lần

ĐỌC KẾT QUẢ
I.              Yêu cầu:
-          Xem có đúng kỹ thuật không?
-          Đánh giá kết quả có bình thường không?
-          Chẩn đoán rối loạn thông khí thuộc loại nào?

II.            Các chỉ số chức năng hô hấp:

-          IRV: thể tích dự trữ hít vào
-          TV: thể tích khí lưu thông
-          ERV: thể tíc dự trữ thở ra
-          RV: thể tích khí cặn
-          VC: dung tích sống
-          IC: dung tích khí hít vào
-          FRC: dung tích cặn chức năng
-          TLC: dung tích toàn phổi

III.           Đường cong lưu lượng thể tích

Viết tắt
Tên
Trị số
VC
Vital capacity (L): dung tích sống
>80%
FVC
Forced vital capacity (L): dung tích sống gắng sức
>80%
FEV1
Forced expiratory volume during 1st second: thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu
>80%
FEV1/VC
Chỉ số Tiffeneau
>70%
FEV1/FVC
Chỉ số Gaensler
>70%
FEF25-75
Forced expiratory flow during expiration of 25 to 75% of the FVC: lưu lượng thở ra khoảng 25 đến 75% của dung tích sống gắng sức
>60%
PEF
Peak expiratory flow: lưu lượng đỉnh
>80%
TLC
Dung tích phổi toàn phần
>80%
RV
Thể tích cặn


IV.          ĐƯỜNG CONG LƯU LƯỢNG THỞ RA

* Thời gian thở ra tối thiểu 6 giây (trẻ em tối thiểu 3 giây)
** Kết thúc test là đường bình nguyên kéo dài ít nhất 1 giây

V.            HÔ HẤP KÝ TRONG RỐI LOẠN THÔNG KHÍ
1.    RLTK hạn chế

2.    RLTK tắc nghẽn

ĐỌC KẾT QUẢ CÁC CHỈ SỐ ĐO ĐƯỢC
BƯỚC 1: FVC VÀ VC

BƯỚC 2: FEV1

BƯỚC 3: FEV1/FVC
-           FEV1/FVC < 70%: có RLTKTN. Chú ý:
• TC đối với người già: < 65%: Để tránh CĐ nhầm
• TC đối với người trẻ: < 80%: Để tránh bỏ sót
-           FEV1/FVC % bình thường: Không có RLTKTN
• Có thể gặp trường hợp giảm TK không điển hình trong HPQ: FVC và FEV1 cùng giảm mà
TLC bình thường => test hồi phục phế quản (HPPQ) hoặc test kích thích phế quản bằng methacholin để chẩn đoán xác định.
BƯỚC 4: LƯU LƯỢNG THỞ RA
-           FEF25-75: giảm trước FEV1, khi tắc nghẽn đường thở ở giai đoạn sớm
-           FEF25-75 đôi khi giảm trong khi FVC, FEV1 bình thường: gặp ở người già với triệu chứng nghèo nàn
-          Chỉ số này biến thiên lớn nên một số tác giả khuyên phải thận trọng khi đọc chỉ số này
BƯỚC 5: TEST HPPQ
-          Chỉ định: Khi FEV1/FVC < 70% hoặc FEV1 giảm nghi ngờ RLTK tắc nghẽn không điển hình
-          Chẩn đoán xác định HPQ
-          Chẩn đoán phân biệt HPQ hay COPD
-          Xịt 400 mcg salbutamol, sau 15 phút đo lại.
-          Kết quả
·         Test đáp ứng với thuốc giãn phế quản âm tính: FEV1 tăng < 12 % và 200ml
·         Test đáp ứng với thuốc giãn phế quản dương tính : FEV1 tăng > 12% và 200 ml.
TÓM TẮT
Rối loạn thông khí
FEV1/FVC %
FVC
FEV1
Không
Bình thường
Bình thường
Bình thường
Tắc nghẽn
Giảm
Bình thường hoặc giảm
Bình thường hoặc giảm
Hạn chế
Bình thường
Giảm
Giảm
Hỗn hợp
Giảm
Giảm
Giảm

RỐI LOẠN THÔNG KHÍ
I.              RỐI LOẠN THÔNG KHÍ TẮC NGHẼN
Chỉ số Tiffeneaux (FEV1/VC) và/hoặc chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) giảm < 70%
Sau test hồi phục phế quản: dựa vào FEV1 để đánh giá mức độ nặng RLTKTN (GOLD 2003 và
ATS 2004)
– Giai đoạn I: >/= 80% : Nhẹ
– Giai đoạn II: 50 - <80% : Trung bình
– Giai đoạn III : 30 - < 50% : Nặng
– Giai đoạn IV: < 30% : Rất nặng
****PHÂN BIỆT RLTKTN HỒI PHỤC VÀ KHÔNG HỒI PHỤC

II.            RỐI LOẠN THÔNG KHÍ HẠN CHẾ
-          VC, FVC giảm < 80% giá trị dự đoán và FEV1/FVC bình thường hay tăng => hướng RLTKHC
-          Chẩn đoán chắc chắn RLTKHC => đo TLC:  TLC ≤ 80% và FEV1/FVC bình thường hay tăng => RLTKHC
-          Tiêu chuẩn của ATS/ERS dựa vào FEV1 đánh giá mức độ nặng RLTKTN :
·         Giai đoạn I: >/= 70% : Nhẹ
·         Giai đoạn II: 60 - 69% : Trung bình
·         Giai đoạn III : 50 - 59% : TB -Nặng
·         Giai đoạn IV: 35- 49% : Nặng
·         Giai đoạn V: < 30% : Rất nặng

-          Mức độ RLTKHC theo FVC (ATS/ERS):
·         60%- < 80 % : nhẹ
·         51%- 59 % : trung bình
·         < 50% : nặng

-          Mức độ nặng của RLTKHC theo TLC :
·         Nhẹ: 65 - 80%
·         Trung bình: 50 - 64%
·         Nặng: < 50%
MỘT SỐ BỆNH
I.              Một số bệnh có RLTKTN
·         Hen phế quản
·         COPD
·         Giãn phế quản
·         Giãn phế nang
·          U khí phế quản.

II.            Một số bệnh có RLTKHC
-          Bệnh lý tại phổi:
·         Xơ phổi vô căn
·         Viêm phổi mô kẽ
·         Viêm tiểu phế quản phổi tổ chức hóa (BOOP)
·         Sarcoidosis
·         Viêm phổi tăng cảm
·         Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

-           Bệnh lý ngoài phổi:
·         Thay đổi thể tích: thai, TDMP, TKMP, suy tim, u lớn trong lồng ngực
·         TK - cơ: xơ cứng cột bên teo cơ, nhược cơ, loạn dưỡng cơ, chấn thương tủy sống, liệt cơ hoành
·         Thành ngực: béo phì, gù vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớpMột số bệnh có RLTKHC

-          Bệnh phổi nghề nghiệp
-          Bệnh bụi phổi ở công nhân than
-          Bệnh bụi amiăng
-          Bệnh bụi silic phổi
-          Viêm phổi quá mẫn (phổi của người nông dân)
-          Nhiễm độc berry (Beryllium – tác nhân làm cứng hợp kim)

-          Tổn thương phổi do ngộ độc khí đường hít

2 nhận xét:

  1. Tham khảo máy đo chức năng hô hấp SpiroLab - MIR - Italia.
    http://www.tmt-medical.com/do-chuc-nang-ho-hap/

    Trả lờiXóa
  2. giờ máy móc hiện đại thật phục hồi chức năng hô hấp bằng sự hỗ trợ công nghệ máy móc tiên tiến. bệnh nhân có thể yên tâm điều trị r

    Trả lờiXóa