Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

[THDDT] CHƯƠNG 2: 12 CHUYỂN ĐẠO CƠ BẢN

CHƯƠNG 2: 12 CHUYỂN ĐẠO CƠ BẢN

Điện tim tiêu chuẩn gồm 12 chuyển đạo, mỗi chuyển đạo được xác định vị trí bởi một hoặc hai điện cực trên cơ thể.
Mỗi chuyển đạo đánh giá hoạt động điện của tim ở một góc độ khác nhau, và đại diện cho 1 vùng đặc trưng của tim.

Hình 2: 12 chuyển đạo tiêu chuẩn của tim

Ghi chú:
-          RA: tâm nhĩ phải
-          RV: tâm thất phải
-          LV: tâm thất trái
-          LAD: động mạch liên thất trước
-          RCA: động mạch vành phải
-          LCx: động mạch mũ trái

I.                    6 CHUYỂN ĐẠO CHI
6 chuyển đạo chi gồm: DI, DII, DIII, aVR, aVL, aVF khảo sát quả tim từ bình diện phía trước – mặt phẳng trán, và ghi lại các hoạt động điện đi từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.
-          Chuyển đạo DII, DIII và aVF được gọi là các chuyển đạo phía dưới, vì chúng khảo sát mặt dưới của quả tim.
-          Chuyển đạo DI, aVL được gọi là các chuyển đạo bên, mang đến góc nhìn tốt nhất phía bên trais của tim, đặc biệt là thành bên cao.
-          Chuyển đạo aVR không mang lại nhiều thông tin nên thường bị lờ đi

Hình 3: Bình diện phía trước – mặt phẳng trán và các chuyển đạo của nó

II.                  CÁC CHUYỂN ĐẠO NGỰC
Khảo sát quả tim từ bình diện ngang (mặt phẳng ngang), và ghi lại các hoạt động điện di chuyển từ sau ra trước.
ð  Hệ thống các chuyển đạo chi và các chuyển đạo ngực ghi lại hoạt động điện học của tim trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau trong không gian

Hình 4: bình diện ngang và các chuyển đạo của nó
-          Chuyển đạo V1 và V2 nằm trức tiếp trên tâm thất phải
-          V3 và V4 trên vách liên thất
-          Các chuyển đạo từ V1 đến V4 được gọi là các chuyển đạo trước vách
-          V5 và V6 nằm trên tâm thất trái được gọi là các chuyển đạo bên

Việc hiểu bản chất hoạt động điện của các chuyển đạo, tương ứng từng vùng của cơ tim, sẽ giúp định vị được vị trí tổn thương của các vùng cơ tim khác nhau trong bệnh mạch vành.

CÁCH MẮC CÁC CHUYỂN ĐẠO


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét