CHƯƠNG 8: BLOCK NHÁNH
Điện tim 12 chuyển đạo nên được khảo sát để phát hiện block
nhánh. Sử dụng các bước và đặc điểm của điện tim để xác định sựu có mặt của
block nhánh.
I.
CÁC
BƯỚC ĐÁNH GIÁ
-
Khảo sát chiều rộng và hình dạng của phức bộ QRS
ở chuyển đạo V1 và V6 để phát hiện
block nhánh.
-
Ghi kết quả: block nhánh phải, block nhánh trái;
block nhánh phải/ nhánh trái không hoàn toàn, chậm dẫn truyền trong thất hoặc dẫn
truyền bình thường.
II.
TIÊU
CHUẨN
Hình 39: hình ảnh
phức bộ QRS-T trong block nhánh
1. Block nhánh phải
-
T: đảo
chiều và ngược lại hướng của phức bộ QRS ở cả 2 chuyển đạo
-
V1:
rSR’, khoảng QRS ≥ 0,12s
-
V6: S
rộng
Hình 40: Block
nhánh phải (RBBB). QRS > 0,12s có dạng rSR’ ở V1, sóng S rộng ở V6
2. Block nhánh trái
-
T:
ngược chiều với QRS ở cả 2 chuyển đạo
-
V1:
phức bộ QRS rộng và âm, dạng rS hoặc QS
-
V6: R
rộng, có móc, khoảng QRS ≥ 0,12s
Hình 41: Block
nhánh trái. QRS âm, rộng, sóng T ngược chiều ở V1. QRS có móc, rộng, sóng T ngược
chiều ở V6.
3. Block 2 nhánh
Block nhiều hơn 1 vùng: ví dụ block nhánh phải kèm theo
block phân nhánh trái trước hoặc trái sau, block nhánh trái
4. Block nhánh không hoàn toàn
-
Giống với các đặc điểm của block nhánh phải và
nhánh trái
-
QRS từ 0,10
– 0,11s
5. Dẫn truyền chậm trong thất
-
Khoảng QRS từ 0,10 – 0,11s nhưng không giống các dạng block nhánh
****
-
Nếu block nhánh phải cấp tính, cần loại trừ nhồi
máu cơ tim.
-
Block nhánh trái làm cho việc xác định phì đại
thất và nhồi máu cơ tim trên điện tim gặp khó khăn.
-
Block nhánh trái trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim
thì cần đặt máy tạo nhịp vì có nguy cơ cao bị block nhĩ thất hoàn toàn
-
Block 2 nhánh có thể xuất hiện cùng với block
nhĩ thất và có thể dẫn đến block nhĩ thất hoàn toàn. Do vậy, có thể cần đặt máy
tạo nhịp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét