Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

[THDDT] CHƯƠNG 5: CÁCH XÁC ĐỊNH TẦN SỐ, NHỊP VÀ CÁC KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC SÓNG

CHƯƠNG 5: CÁCH XÁC ĐỊNH TẦN SỐ, NHỊP VÀ CÁC KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC SÓNG
Bước đầu tiên là sử dụng chuyển đạo DII V1 để xác định tần số tim, nhịp tim và các khoảng, vì các sóng ở các chuyển đạo này thường rõ nhất.
I.                    XÁC ĐỊNH TẦN SỐ NHĨ VÀ THẤT
-          Tần số thất bình thường: 60-100 nhịp/phút.
-          Nếu tần số thất <60 lần/phút, hãy xem có rối loạn nhịp chậm như: nhịp chậm xoang, nhịp bộ nối hoặc block nhĩ thất hay không.
-          Nếu tần số thất >100 lần/phút, hãy xem có rối loạn nhịp nhanh như: nhịp nhanh xoang hoặc nhịp nhanh nhĩ hay không.
-          Tần số nhĩ = số sóng P trong đoạn điện tim dài 6s (30Ls với tốc độ bình thường) x 10
Tương tự với số phức bộ QRS trong tính tần số thất.
Nếu đoạn điện tim ghi không đủ dài 6s, tính theo cách:
Tần số = 300/Ls giữa 2 P hoặc 2 R



 Hình 21-23: Các cách tính tần số tim

II.                  ĐÁNH GIÁ NHỊP CỦA NHĨ VÀ THẤT
Đo các khoảng R-R đối với nhịp thất và P-P đối với nhịp nhĩ. Nếu nhịp thay đổi >0.12s thì nhịp đó được coi là không đều. Nguyên nhân có thể do: ngoại tâm thu, rung nhĩ, block nhĩ thất và nhịp xoang không đều.

Hình 24: Đo khoảng P-P hoặc R-R

III.                ĐO KHOẢNG PR
-          Từ chỗ bắt đàu sóng P đến điểm bắt đầu phức bộ QRS
-          Bình thường: 0.12-0.2s hay <1Ls và hằng định.
-          P-R > 0.2s => tìm xem có phải bị block nhĩ thất hay không
-          P-R < 0.12s => xem có phải nhịp bộ nối hay hội chứng tiền kích thích không

Hình 24: Cách đo các khoảng PR, QRS và QT

IV.                ĐO KHOẢNG QRS
-          Từ điểm bắt đầu sóng Q đến điểm kết thúc sóng S
-          Bình thường: 0.04-0.09s hay <3Ss
-          QRS giãn rộng ≥ 0.12s => có rối loạn nhịp thất như nhịp nhanh thất hay không. Nếu không có, cần xác định xem có bị block nhánh hoặc hội chứng tiền kích thích hay không.

V.                  ĐO KHOẢNG QT
-          Từ điểm bắt đầu phức bộ QRS đến điểm kết thúc sóng T
-          Bình thường: 0.30 – 0.44s hay <0.5 R-R
-          Khoảng QT thay đổi tỷ lệ nghịch theo tần số tim nên cần phải hiệu chỉnh theo tần số tim.
-          Ước lượng QT hiệu chỉnh: Số Ss giữa 2 R + 18 và đặt dấu phẩy trước con số này
Ví dụ: nhịp tim bệnh nhân đều, tần số 75 lần/phút, khoảng cách giữa 2 sóng R là 4LS tương đương 20Ss.
20+18=38 => đặt dấu phẩy là 0.38. Nếu khoảng QT của bệnh nhân  £ 0.38s là bình thường.
-          Nếu xác định khoảng QT kéo dài, cần báo động những nguy cơ sau có thể xảy ra:
+ Có thể xuất hiện cơn xoắn đỉnh
+ Các ảnh hưởng của thuốc chống loạn nhịp nhóm IA như quinidine và procainamide, hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng
+ Rối loạn điện giải như giảm Kali máu, giảm Calci máu và giảm Magne máu

Hình 25: QT bình thường và QT kéo dài

VI.                XÁC ĐỊNH TỶ LỆ DẪN TRUYỀN P:R
Xác định sự liên quan giữa sóng P và phức bộ QRS là hết sức quan trọng. Nếu số P nhiều hơn QRS, cần xác định xem có block nhĩ thất độ II hoặc độ III không. Ngược lại, nếu số QRS nhiều hơn P là hiện tượng phân ly nhĩ thất.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét