-
Trong block phân nhánh trái sau, xung động được
truyền xuống thất trái chủ yếu qua phân nhánh trái trước đi vào thành trên, bên
của tâm thất trái trong bề mặt nội tâm mạc.
-
Khi đi đến thất, vector khử cực đầu tiên đi lên trên và sang trái (khử cực lan ra
ngoài từ nội tâm mạc đến ngoại tâm mạc), tạo nên sóng R nhỏ ở những chuyển đạo bên (I, aVL) và sóng Q nhỏ ở những chuyển đạo
bên dưới (II, III, aVF)
-
Sóng khử cực chính sau đó lan trên thành tự do của
tâm thất trái hướng xuống dưới và sang
phải, tạo nên một sóng dương biên độ
lớn (sóng R cao) ở những chuyển đạo phía dưới và một sóng âm biên độ lớn (sóng
S sâu) ở những chuyển đạo bên.
-
Quá trình này xảy ra lâu hơn 20ms so với xung động truyền qua đồng
thời cả 2 phân nhánh, kết quả tạo nên phức bộ QRS giãn rộng nhẹ.
-
Xung động đến những chuyển đạo dưới chậm hơn
bình thường, làm tăng thời gian đỉnh
sóng R (thời gian từ khi bắt đầu phức bộ QRS đến đỉnh sóng R) ở aVF
Hệ thống dẫn truyền
Tiêu chuẩn chẩn đoán
LAFB
-
Trục điện tim lệch phải (>+90 độ)
-
Sóng Q nhỏ và sóng R cao (qR) ở chuyển đạo DII, DIII và aVF
-
Sóng R nhỏ và sóng S sâu (rS) ở các chuyển đạo DI, aVL
-
Phức bộ QRS bình thường hoặc hơi kéo dài (80-110ms)
-
Kéo dài thời gian đỉnh sóng R ở aVF
-
Tăng biên độ QRS ở các chuyển đạo chi
-
Không có bằng chứng dày thất phải
-
Không có bằng chứng của bất kỳ nguyên nhân nào
khác gây trục điện tim lệch phải
Phức bộ rS ở chuyển đạo
I và aVL; qR ở chuyển đạo II, III và aVF
Thời gian đỉnh sóng R kéo dài ở aVF >45ms
TIP
-
LPFB ít gặp hơn nhiều so với LAFB, do phân nhánh
trái sau cấu tạo gồm một bó sợi dẫn truyền lớn, tương đối bền hơn so với phân
nhánh trái trước – là một nhánh dẫn truyền mảnh.
-
Hầu như rất hiếm gặp LPFB đơn độc. Nó thường xảy
ra cùng block nhánh phải (RBBB) trong bối cảnh block 2 nhánh
-
Không nên nhanh chóng chẩn đoán LPFB cho đến khi
bạn có thể loại trừ những nguyên nhân chủ yếu có thể khiến trục điện tim lệch
phải. Ví dụ: thuyên tắc động mạch phổi (PE) cấp,
quá liều thuốc chống trầm cảm 3 vòng, nhồi máu cơ tim (MI) bên, phì đại thất phải (RVH)
MỘT SỐ VÍ DỤ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét