TẮC RUỘT
SƠ SINH
I.
ĐẠI CƯƠNG
Tắc ruột sơ sinh là một cấp cứu ngoại khoa
thường gặp trong lĩnh vực ngoại nhi.
Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên quan mật thiết đến các ngành
sản khoa và nhi khoa là nơi trẻ được phát hiện bệnh trước khi được chuyển đến
tay phẫu thuật viên. Sự tiến bộ trong lĩnh vực gây mê và hồi sức nhi
cùng với chẩn đoán và xử trí sớm đã làm giảm tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật.
II.
CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
1. Chẩn đoán trước
sinh
Với sự tiến bộ trong lĩnh vực siêu âm bào
thai, người ta có thể chẩn đoán được nhiều loại dị tật bẩm sinh trước mổ. Hai
dấu hiệu gợi ý của tắc ruột qua siêu âm bào thai là:
-
Sự giãn nở bất
thường của các quai ruột của bào
thai.
-
Sự giãn nở của khoang ối (dấu hiệu đa ối).
Hình
1: Hình ảnh siêu âm bào thai
2. Chẩn đoán sau khi sinh
-
Hai dấu hiệu báo động
Nôn mửa: Thường xảy ra trong những giờ đầu của đời
sống. Trong chất nôn thường có lẫn dịch mật vàng hoặc xanh, có khi nôn ra cả dịch ruột (dịch như màu phân).
Chậm đào
thải phân su: Bình
thường phân su xuất hiện trong vòng 12 -
24 giờ nếu sau đó mà không thấy phân su ở hậu môn là dấu hiệu chậm.
-
Bụng trướng
Là dấu hiệu muộn, dấu hiệu này còn tùy thuộc
vào vị trí tắc, nếu tắc cao thì thường bụng không trướng mà đôi khi lại xẹp.
-
Thăm khám trực tràng
Dùng một sonde Nélaton nhỏ có bôi dầu nhờn
đút vào hậu môn. Tùy theo loại bệnh mà đầu sonde sẽ có dính nhiều, ít hoặc
không có phân su. Đây cũng là cách khám bắt buộc để hướng tới nguyên nhân gây
bệnh.
III.
LÂM SÀNG
Sẽ được gợi ý hơn trước một trẻ đẻ non và có tiền sử đa ối cấp trong trong những tháng đầu của thai kỳ. Dấu hiệu
đa ối rất thường gặp ở những trường hợp bệnh nhi tắc đường tiêu hóa ở cao (thực
quản, môn vị, tá tràng, hỗng tràng).
Dấu hiệu đa ối trong tắc ruột bào thai được
các tác giả giải thích như sau: Bình thường nước ối được hấp thu qua đường tiêu
hoá của bào thai (do thai nhi nuốt nước ối qua đường miệng). Nếu đường tiêu hoá
không có cản trở thì nước ối sẽ được hấp thu đầy đủ và trở lại về hệ tuần của
nhau thai và mẹ. Trong trường hợp tắc ruột nhất là tắc ở cao thì số lượng nước ối hấp thu sẽ
giảm đi và ứ đọng lại ngày một nhiều tạo thành đa ối.
IV.
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Chụp bụng
không chuẩn bị: giúp đánh
giá nguyên nhân, vị trí của chỗ tắc dựa vào hình ảnh và số lượng của mức hơi
nước, đám vôi hóa, hơi tự do trong ổ bụng. Hình ảnh X quang sẽ đặc thù cho từng
loại tắc ruột sơ sinh.
Hình 2 quang tắc ruột sơ sinh do teo hỗng
tràng (A) và teo hồi tràng (B) :
X
Chụp cản
quang đường tiêu hoá: Giúp chẩn đoán nguyên nhân các bệnh như mégacolon, ruột
ngưng quay, tắc tá tràng...
Siêu âm giúp phát hiện các dị tật khác kèm theo,
nhất là những dị tật ở đường tiết niệu và gan mật.
V.
CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN
Chia thành 3 nhóm:
1. Nguyên nhân nội tại
Nguyên nhân gây tắc ruột có từ bên trong lòng ruột bao gồm:
-
Teo ruột và tắc ruột phân su.
2. Nguyên nhân ngoại lai
Nguyên nhân gây tắc ruột từ bên ngoài chèn
vào:
-
Tắc ruột do dây chằng hoặc dính.
-
Viêm phúc mạc bào thai.
3. Nguyên nhân cơ năng
-
Phình đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung).
-
Hội chứng nút phân su.
Ngoài ra trên cùng một bệnh nhân có thể cùng một
lúc kết hợp nhiều nguyên nhân.
Ví dụ: Viêm phúc mạc bào thai kết hợp với teo
ruột.
VI.
MỘT SỐ THỂ TẮC RUỘT SƠ SINH HAY GẶP
1. Teo ruột
Có thể gặp bất cứ vị trí nào trên đoạn ruột,
có thể teo một chỗ hoặc nhiều chỗ. Thường hay gặp nhất là teo ở đoạn cuối hồi tràng.
Có 3 thể giải phẫu thường gặp: Teo gián đoạn
cả ruột và mạc treo (IIIa + IIIb), teo gián đoạn có dây xơ (II).
Triệu
chứng lâm sàng: Bệnh cảnh
tắc ruột sơ sinh, thăm trực tràng không có phân su mà chỉ có các kết thể nhầy
màu trắng.
Chụp phim
bụng không chuẩn bị: Hình ảnh tắc ruột điển hình với nhiều mức hơi nước. Số lượng của mức hơi nước tùy thuộc
vào vị trí teo ở cao hoặc ở thấp.
Chụp đại
tràng cản quang: Cho thấy hình ảnh đại tràng bé cơ năng.
Điều trị: Chủ yếu là phẫu thuật, cắt bỏ đoạn ruột teo
và một phần đoạn phình ở trên rồi tái lập lưu thông tiêu hóa theo
kiểu bên - bên, tận - chéo hoặc tận - bên có dẫn lưu (Bishop-Koop).
Hình 3: Một số thể teo ruột
2. Tắc ruột phân su
Do phân su bị kết dính vào niêm mạc của toàn bộ đoạn cuối hồi tràng gây tắc
ruột. Trên đại thể toàn bộ hồi tràng teo nhỏ trong lòng đầy các kết thể phân su
cứng, phần hồi tràng ở trên giãn to trong lòng đầy phân su lỏng.
Sự kết dính của phân su là do sự hiện diện
của chất nhầy (mucoprotéine), chất
này còn hiện diện trong một số các tuyến ngoại tiết khác của cơ thể như ở gan,
tụy, phế quản, tuyến mồ hôi. Do đó người ta xem tắc ruột phân su như là một biểu hiện sớm của căn bệnh hệ
thống có tên là bệnh xơ nang tuỵ.
Chẩn đoán dựa vào tam chứng tắc ruột sơ sinh. Thăm trực tràng không có phân su mà chỉ
có ít kết thể phân su trắng.
X quang
bụng cho hình
ảnh tắc ruột không điển hình và mức hơi dịch, đặc biệt ở vùng hố chậu phải có hình
lấm tấm xen kẽ giữa các bọt hơi và phân su như hình bọt xà phòng
Điều trị: Thụt tháo đại tràng bằng dung dịch gastrografin với hy vọng dung dịch này sẽ thẩm thấu qua van Bauhin
và hòa loãng các kết thể phân su để tống được ra ngoài. Theo dõi kết quả từ
6-12 giờ nếu thất bại thì chuyển mổ. Phẫu thuật lấy sạch kết thể phân su ở
hồi tràng. Cắt bỏ đoạn ruột bị giãn và tái lập lưu thông tiêu hóa theo kiểu
Bishop-Koop.
Hình 4: Kết thể phân su
3. Tắc ruột do dây chằng hoặc dính
Do hậu quả của viêm dính từ thời kỳ bào thai
và tạo thành các dây chằng hoặc các đoạn ruột dính gây tắc ruột.
Chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh tắc ruột sơ sinh. Thăm trực tràng đầu xông có dính một
ít phân su đen. X quang hình ảnh tắc ruột điển hình với các mức hơi nước.
Điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ dây chằng gỡ
dính và giải phóng ruột.
4. Viêm phúc mạc bào thai
Thường do thủng ruột thời kỳ bào thai, dịch phân su theo lỗ thủng đổ ra ngoài ổ bụng. Do đọng dịch lâu ngày, ổ phúc mạc có
thể hình thành các màng ngăn giả, ngăn kén chứa đầy dịch phân su, còn ruột bị
chèn ép và co cụm lại sát với cột sống.
Bệnh cảnh lâm sàng: Tắc ruột sơ sinh với đặc điểm bụng trướng căng, có tuần hoàn bàn hệ. Ở bé trai có thể thấy thêm dấu hiệu tràn
dịch màng tinh hoàn hai bên do dịch phân su tràn xuống theo ống phúc tinh mạc.
X quang
bụng mờ hoàn
toàn, ruột non bị ép sát vào cột sống, có thể thấy liềm hơi dưới cơ hoành.
Điều trị chủ yếu là phẫu thuật hút sạch dịch phân su
trong ổ bụng, phá bỏ các ngăn, các kén, màng giả, giải phóng ruột
và tìm lỗ thủng. Lỗ thủng thường hay gặp ở đoạn hồi tràng. Đặt một xông Kehr để dẫn lưu lỗ thủng đưa ra ngoài.
Sonde được rút vào ngày 7-10 và lỗ dò sẽ tự bít. Đôi khi có thể phát hiện và xử
lý các thương tổn khác kèm theo như: teo ruột, tắc ruột phân su...
5. Phình đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung)
Tham khảo bài phình đại tràng bẩm sinh
6. Hội chứng nút phân su
Thường do thiểu năng tạm thời của tụy gây
tình trạng táo bón và ứ đọng phân su ở trực tràng. Đây là một thể tắc ruột sơ
sinh đơn giản nhất mà trong điều trị chỉ cần thụt tháo đại tràng là có thể tống
được nút phân su ở trực tràng.
Chẩn đoán dựa vào hội chứng tắc ruột sơ sinh
kết hợp với thăm trực tràng có hội chứng
tháo cống. Tiếp tục thụt tháo thử trong những ngày sau trẻ đi ngoài bình thường trở lại. Do có
bệnh này người ta khuyên nên thụt tháo đại tràng thử cho tất cả bệnh nhi tắc ruột sơ
sinh để tránh phải can thiệp phẫu thuật sai lầm trên hội chứng
nút phân su.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét