Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

CHÚ CÁ HEO BỊ BỆNH VẪN BỊ ÉP BUỘC PHẢI TRÌNH DIỄN Ở CÔNG VIÊN GIẢI TRÍ THẾ GIỚI BIỂN

Nguồn PETA

CHÚ CÁ HEO BỊ BỆNH VẪN BỊ ÉP BUỘC PHẢI TRÌNH DIỄN Ở CÔNG VIÊN GIẢI TRÍ THẾ GIỚI BIỂN


Một tình nguyện viên giấu tên - người thường xuyên tới những công viên giải trí Thế giới biển để thu thập các video bằng chứng cho các hành vi ngược đãi động vật - đã đăng tải những bức ảnh mới của một chú cá heo ở Vịnh Cá Heo Thế Giới Biển Orlando - con vật đáng thương này đang bị nhiễm poxvirus (gây một căn bệnh ngoài da ở những loài động vật biển có vú - tương tự thủy đậu). Mặc dù những thương tổn ở chú có thể dễ dàng nhận thấy đặc biệt là đối với những người có công tác thường xuyên tiếp xúc với động vật, công viên giải trí này vẫn tiếp tụp ép buộc chú biểu diễn.


Thế giới biển Orlando không đáp trả lại truyền thông, nhưng nếu có bất kỳ phát ngôn nào về vẫn đề này, rất có thể họ sẽ cho rằng những con cá heo hoang dã vẫn có nguy cơ tương tự bị nhiễm poxvirus. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố trên chuyên mục nghiên cứu thú y của tập san Canadian chỉ ra rằng: "stress, điều kiện môi trường và chăm sóc y tế cơ bản đóng vai trò chính trong các biểu hiện lâm sàng của bệnh "dolphin pox"" 

Công viên này khó có thể tiếp tục khăng khăng khẳng định rằng việc giam cầm những chú cá heo này trong những bể nước chật hẹp chứa đầy hóa chất, ép buộc chúng trình diễn những trò xiếc lộn xộn để nhận được phần thưởng là những con cá chết, và chia rẽ chúng khỏi gia đình, đời sống xã hội tự nhiên, cũng như quyền tự do bơi lôi không gây tổn thương nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của chúng.

Trên đây chỉ là thêm một lý dó để trả lại TỰ DO cho chúng.

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

ĐỀ NGHỊ ARROWHEAD DỪNG NGAY CÁC NGHIÊN CỨU ĐƯỢC THÍ NGHIỆM TRÊN TINH TINH!

ĐỀ NGHỊ ARROWHEAD DỪNG NGAY CÁC NGHIÊN CỨU ĐƯỢC THÍ NGHIỆM TRÊN TINH TINH!

Cách đây 35 năm, một chú tinh tinh cái - chỉ được xác định bằng số hiệu "4X0139" - đã bị các nhà nghiên cứu cố ý gây nhiễm với virus viêm gan B. Sau đó chú còn bị gây nhiễm với virus HIV, virus viêm gan C, và nhiều loại bệnh tật khác rồi bị giam cầm trong một phòng thí nghiệm nhằm sử dụng cho các thử nghiệm về chấn thương trong hàng thập kỷ qua.

Những thí nghiệm tàn bạo và không cần thiết vẫn được tiến hành trên các chú tinh tinh như 4X0139 do các công ty như Arrowhead chỉ đạo.

Gần đây, trong một thí nghiệm tại viện nghiên cứu Y Sinh Texas nổi tiếng, chú tinh tinh này đã bị tiêm một loại thuốc viêm gan B thử nghiệm rồi trải qua những lần sinh thiết đau đớn lặp đi lặp lại, trong quá trình đó người ta lần lượt lấy đi những mảnh gan của chú.

Những thí nghiệm này được điều hành bởi bộ phận nghiên cứu của công ty dược Arrowhead, mặc dù một báo cáo quan trọng về giá trị khoa học của những thí nghiệm trên tinh tinh đã kết luận rằng: "Phần lớn những nghiên cứu y sinh sử dụng tinh tinh là không cần thiết", bao gồm cả nghiên cứu virus viêm gan B. Nhiều công ty dược - gồm cả Merck, GlaxoSmithKline, Gilead Sciences, và Novo Nordisk - đã cam kết ngừng các thí nghiệm vô nhân đạo và lạc hậu trên tinh tinh này. PETA (People for the Ethical Treatment of Animal) đã liên tục lặp lại yêu cầu Arrowhead thực hiện cam kết tương tự, nhưng công ty này hoàn toàn không hợp tác.

Hãy dành ra một chút thời gian để đề nghị thật lịch sự Arrowhead thực hiện cam kết không cấp vốn, ủy thác, chỉ đạo những thí nghiệm trên tinh tinh.

CLICK và điền các thông tin theo hướng dẫn, điều này chỉ tốn của bạn đôi phút, nhưng góp phần lớn bảo vệ loài tinh tinh đang ngày đêm bị hành hạ trong các phòng thí nghiệm. Hãy hành động ngay bây giờ!



Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

[Nội Tiêu Hóa]-Hội chứng gan thận-Mục lục

Tổng quan - Đại cương
Tổng quan - Sinh lý bệnh
Tổng quan- Dịch tễ học
Biểu hiện lâm sàng - Bệnh sử, Triệu chứng cơ năng
Biểu hiện lâm sàng - Nguyên nhân
Chẩn đoán phân biệt, cận lâm sàng
Chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật, tiền sử

[Nội Tiêu Hóa] - Hội chứng gan thận - Chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật, tiền sử


CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
-          Siêu âm bụng tổng quát: Đây là một thăm dò không xâm nhập giúp loại trừ tình trạng thận ứ nước và các bệnh tại thận đặc trưng bởi thận nhỏ cả 2 bên. Khi phối hợp với Doppler có thể cung cấp những thông tin giá trị về dòng chảy của mạch thận.
-          Siêu âm tim: Thăm dò này có thể hữu ích để đánh giá tiền gánh, áp lực đổ đầy thất và hoạt động của tim nhằm đáp ứng với sự thay thế thế dịch.


THỦ THUẬT
1. Chọc dò: viêm phúc mạc nguyên phát do vi khuẩn  có thể cùng tồn tại với tổn thương chức năng thận khả hồi, chọc dò là một phương tiện chẩn đoán được đề nghị mạnh mẽ ở tất cả bệnh nhân. Vai trò điều trị của chọc dịch/ chọc dịch thể tích lớn (tháo báng) trong hội chứng gan thận vẫn còn gây khá nhiều tranh cãi trong các trường hợp không có báng nặng. Lo ngại ở đây là tiếp tục giảm thể tích có thể làm trầm trọng thêm rối loạn chức năng thận, do third-spacing (sự mất dịch ngoại bào từ lòng mạch sàng các ngăn khác của cơ thể) ở bệnh nhân với một rối loạn nền tuần hoàn hệ thống đã biết.  Nếu tiến hành chọc dịch thể thích lớn (tháo báng) ở những bệnh nhân này thì sử dụng albumin thay thế là cần thiết. Với mỗi Lít dịch tháo bàng cần được cung cấp bù vào 10g albumin, đến tối đa là 50g.

2. Thông bàng quang: thông bàng quang có thể hữu ích để giải quyết tình trạng bí tiểu – một nguyên nhân tiềm tàng gây nên suy thận cấp ở những bệnh nhân này. Tuy nhiên, lưu ống thông dài ngày không được khuyến khích do nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, trừ khi bệnh nhân trong tình trạng tiểu không tự chủ và có nguy cơ loét da hoặc trừ khi việc ghi nhận chính xác lượng nước tiểu là bắt buộc.

3. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, catheter Swan Ganz: đo áp lực tĩnh mạch trung tâm và mao mạch thùy phổi có thể hữu ích ở những bệnh nhân không đáp ứng với thử nghiệm tăng thể tích huyết tương thích hợp. Huyết động ở hội chứng gan thận bao gồm tăng cung lượng tim, giảm huyết áp trung bình (từ 60-80 mmHg), và giảm kháng trở mạch máu tuần hoàn hệ thống. Mặc dù đây là những đặc trưng của bệnh nhân xơ gan, chúng vẫn có thể hiện diện trong một số trường hợp khác như quá mẫn hay nhiễm trùng. 
Theo dõi huyết động xâm nhập, ngoài những nguy cơ biến chứng liên quan đến thủ thuật còn có những hạn chế trong đánh giá tình trạng thể tích ở bệnh nhân. Ví dụ, một nghiên cứu được tiến hành bởi Kumar chỉ ra rằng, ở những tình nguyện viên khỏe mạnh, cả giảm áp lực tĩnh mạch trung tâm hay áp lực động mạch phổi đều không hữu ích trong dự đoán tiền gánh tâm trương với sự tối ưu chức năng tim mạch.

TIỀN SỬ
TIền sử thận bình thường bởi vì hội chứng gan thận là một rối loạn chức năng.
 /.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐO CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐO CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ

Thăm dò chức năng hô hấp cơ bản gồm:
-          Đo chức năng thông khí (hô hấp ký)
+ Hô hấp ký loại thể tích
+ Hô hấp ký loại lưu lượng
-          Đo khả năng khuếch tán khí (DLCO  Carbon monoxide (CO) diffusing capacity)
-          Đo khí cặn, đo tổng dung lượng phối (TLC total lung capacity) 
-          Khí máu động mạch
CHỈ ĐỊNH ĐO CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ
  • -          Chẩn đoán xác định hen phế quản (HPQ), COPD
  • -          Chẩn đoán phân biệt HPQ, COPD, bệnh lý khác: giảm oxy, tăng carbonic máu, đa hồng cầu.
  • -          Đo lường ảnh hưởng của bệnh lên chức năng thông khí
  • -          Tầm soát nguy cơ bệnh phổi ở người hút thuốc, phơi nhiễm với các chất độc hại
  • -          Tiên lượng trước phẫu thuật
  • -          Theo dõi điều trị: thuốc giãn phế quản, steroid trong hen, bệnh phổi mô kẽ, xơ nang, bệnh thần kinh cơ…
  • -          Theo dõi tác dụng phụ của thuốc có độc tính trên phổi
  • -          Đánh giá mức độ tàn tật
  • -          Các nghiên cứu dịch tễ học

CHỐNG CHỈ ĐỊNH ĐO CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ
  • -          Tràn khí màng phổi, trang khí màng phổi mới khỏi
  • -          Tổn thương phổi có nguy cơ biến chứng: kén khí lớn, đang ho máu, áp xe phổi…
  • -          Bệnh nhân không hợp tác: rối loạn tâm thần, điếc…
  • -          Chấn thương vùng hàm mặt, lồng ngực
  • -          Mới phẫu thuật ngực, bụng, mặt
  • -          Bệnh lý tim mạch nặng: suy tim sung huyết, bệnh mạch vành, nghi ngờ hoặc xác định phình tách động mạch

CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
-          Dừng các thuốc giãn phế quản trước khi đo 4-12 giờ
+ Thuốc dạng khí dung: tác dụng ngắn (4 giờ), tác dụng dài (12 giờ)
+ Thuốc giãn phế quản dạng uống: tác dụng ngắn (8 giờ), dạng phóng thích chậm (12 giờ)
-          Không hút thuốc trong 2 giờ
-          Không uống rượu trong 4 giờ
-          Không gắc sức mạnh 30 phút
-          Không mặc quần áo quá chật
-          Không ăn quá no trong 2 giờ

THỰC HIỆN
-          Đo 3 lần với đường cong chấp nhận được: sự chênh lệch của FEV1 và FVC giữa các lần không quá 5% hay 150ml
-          Thực hiện không quá 8 lần

ĐỌC KẾT QUẢ
I.              Yêu cầu:
-          Xem có đúng kỹ thuật không?
-          Đánh giá kết quả có bình thường không?
-          Chẩn đoán rối loạn thông khí thuộc loại nào?

II.            Các chỉ số chức năng hô hấp:

-          IRV: thể tích dự trữ hít vào
-          TV: thể tích khí lưu thông
-          ERV: thể tíc dự trữ thở ra
-          RV: thể tích khí cặn
-          VC: dung tích sống
-          IC: dung tích khí hít vào
-          FRC: dung tích cặn chức năng
-          TLC: dung tích toàn phổi

III.           Đường cong lưu lượng thể tích

Viết tắt
Tên
Trị số
VC
Vital capacity (L): dung tích sống
>80%
FVC
Forced vital capacity (L): dung tích sống gắng sức
>80%
FEV1
Forced expiratory volume during 1st second: thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu
>80%
FEV1/VC
Chỉ số Tiffeneau
>70%
FEV1/FVC
Chỉ số Gaensler
>70%
FEF25-75
Forced expiratory flow during expiration of 25 to 75% of the FVC: lưu lượng thở ra khoảng 25 đến 75% của dung tích sống gắng sức
>60%
PEF
Peak expiratory flow: lưu lượng đỉnh
>80%
TLC
Dung tích phổi toàn phần
>80%
RV
Thể tích cặn


IV.          ĐƯỜNG CONG LƯU LƯỢNG THỞ RA

* Thời gian thở ra tối thiểu 6 giây (trẻ em tối thiểu 3 giây)
** Kết thúc test là đường bình nguyên kéo dài ít nhất 1 giây

V.            HÔ HẤP KÝ TRONG RỐI LOẠN THÔNG KHÍ
1.    RLTK hạn chế

2.    RLTK tắc nghẽn

ĐỌC KẾT QUẢ CÁC CHỈ SỐ ĐO ĐƯỢC
BƯỚC 1: FVC VÀ VC

BƯỚC 2: FEV1

BƯỚC 3: FEV1/FVC
-           FEV1/FVC < 70%: có RLTKTN. Chú ý:
• TC đối với người già: < 65%: Để tránh CĐ nhầm
• TC đối với người trẻ: < 80%: Để tránh bỏ sót
-           FEV1/FVC % bình thường: Không có RLTKTN
• Có thể gặp trường hợp giảm TK không điển hình trong HPQ: FVC và FEV1 cùng giảm mà
TLC bình thường => test hồi phục phế quản (HPPQ) hoặc test kích thích phế quản bằng methacholin để chẩn đoán xác định.
BƯỚC 4: LƯU LƯỢNG THỞ RA
-           FEF25-75: giảm trước FEV1, khi tắc nghẽn đường thở ở giai đoạn sớm
-           FEF25-75 đôi khi giảm trong khi FVC, FEV1 bình thường: gặp ở người già với triệu chứng nghèo nàn
-          Chỉ số này biến thiên lớn nên một số tác giả khuyên phải thận trọng khi đọc chỉ số này
BƯỚC 5: TEST HPPQ
-          Chỉ định: Khi FEV1/FVC < 70% hoặc FEV1 giảm nghi ngờ RLTK tắc nghẽn không điển hình
-          Chẩn đoán xác định HPQ
-          Chẩn đoán phân biệt HPQ hay COPD
-          Xịt 400 mcg salbutamol, sau 15 phút đo lại.
-          Kết quả
·         Test đáp ứng với thuốc giãn phế quản âm tính: FEV1 tăng < 12 % và 200ml
·         Test đáp ứng với thuốc giãn phế quản dương tính : FEV1 tăng > 12% và 200 ml.
TÓM TẮT
Rối loạn thông khí
FEV1/FVC %
FVC
FEV1
Không
Bình thường
Bình thường
Bình thường
Tắc nghẽn
Giảm
Bình thường hoặc giảm
Bình thường hoặc giảm
Hạn chế
Bình thường
Giảm
Giảm
Hỗn hợp
Giảm
Giảm
Giảm

RỐI LOẠN THÔNG KHÍ
I.              RỐI LOẠN THÔNG KHÍ TẮC NGHẼN
Chỉ số Tiffeneaux (FEV1/VC) và/hoặc chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) giảm < 70%
Sau test hồi phục phế quản: dựa vào FEV1 để đánh giá mức độ nặng RLTKTN (GOLD 2003 và
ATS 2004)
– Giai đoạn I: >/= 80% : Nhẹ
– Giai đoạn II: 50 - <80% : Trung bình
– Giai đoạn III : 30 - < 50% : Nặng
– Giai đoạn IV: < 30% : Rất nặng
****PHÂN BIỆT RLTKTN HỒI PHỤC VÀ KHÔNG HỒI PHỤC

II.            RỐI LOẠN THÔNG KHÍ HẠN CHẾ
-          VC, FVC giảm < 80% giá trị dự đoán và FEV1/FVC bình thường hay tăng => hướng RLTKHC
-          Chẩn đoán chắc chắn RLTKHC => đo TLC:  TLC ≤ 80% và FEV1/FVC bình thường hay tăng => RLTKHC
-          Tiêu chuẩn của ATS/ERS dựa vào FEV1 đánh giá mức độ nặng RLTKTN :
·         Giai đoạn I: >/= 70% : Nhẹ
·         Giai đoạn II: 60 - 69% : Trung bình
·         Giai đoạn III : 50 - 59% : TB -Nặng
·         Giai đoạn IV: 35- 49% : Nặng
·         Giai đoạn V: < 30% : Rất nặng

-          Mức độ RLTKHC theo FVC (ATS/ERS):
·         60%- < 80 % : nhẹ
·         51%- 59 % : trung bình
·         < 50% : nặng

-          Mức độ nặng của RLTKHC theo TLC :
·         Nhẹ: 65 - 80%
·         Trung bình: 50 - 64%
·         Nặng: < 50%
MỘT SỐ BỆNH
I.              Một số bệnh có RLTKTN
·         Hen phế quản
·         COPD
·         Giãn phế quản
·         Giãn phế nang
·          U khí phế quản.

II.            Một số bệnh có RLTKHC
-          Bệnh lý tại phổi:
·         Xơ phổi vô căn
·         Viêm phổi mô kẽ
·         Viêm tiểu phế quản phổi tổ chức hóa (BOOP)
·         Sarcoidosis
·         Viêm phổi tăng cảm
·         Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

-           Bệnh lý ngoài phổi:
·         Thay đổi thể tích: thai, TDMP, TKMP, suy tim, u lớn trong lồng ngực
·         TK - cơ: xơ cứng cột bên teo cơ, nhược cơ, loạn dưỡng cơ, chấn thương tủy sống, liệt cơ hoành
·         Thành ngực: béo phì, gù vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớpMột số bệnh có RLTKHC

-          Bệnh phổi nghề nghiệp
-          Bệnh bụi phổi ở công nhân than
-          Bệnh bụi amiăng
-          Bệnh bụi silic phổi
-          Viêm phổi quá mẫn (phổi của người nông dân)
-          Nhiễm độc berry (Beryllium – tác nhân làm cứng hợp kim)

-          Tổn thương phổi do ngộ độc khí đường hít

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

MẪU BỆNH ÁN HỌC TẬP NỘI KHOA

MẪU BỆNH ÁN HỌC TẬP NỘI KHOA
I.                  Phần hành chính
-         Họ và tên người bệnh: Phần này cần được ghi rõ ràng và đầy đủ cả tên lẫn họ và chữ đệm để tránh nhầm lẫn người bệnh.
-         Giới tính, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ: cũng cần ghi rõ vì tùy theo mỗi giới, độ tuổi, nghề nghiệp, địa phương mà có những bệnh thường gặp khác nhau. Nghề nghiệp và địa chỉ nên hỏi cả hiện tại và trước đây vì có những bệnh do nghề nghiệp cũ sinh ra nhưng mãi đến nay mới biểu hiện ra hoặc có những bệnh mắc phải trong thời gian cư trú tại một vùng nào đó trước đây nhưng đến nay mới có biểu hiện rõ ràng hoặc có biến chứng. Nghề nghiệp nên được ghi cụ thể, không nên ghi chung chung như: công nhân, cán bộ.. mà nên ghi cụ thể: công nhân mỏ than, cán bộ hành chính, cán bộ kỹ thuật hóa chất…
-         Ngày giờ vào viện, thời gian điều trị
-         Ngày làm bệnh án:  đối với bệnh án học tập thì ngày làm bệnh án có thể không trùng với ngày vào viện của bệnh nhân.

II.               Bệnh sử
1.     Lý do vào viện: Ghi nhận nguyên nhân (biểu hiện) chủ yếu khiến bệnh nhân vào viện thông qua hỏi bệnh. Từ đó có thể góp phần gợi ý giúp chúng ta nhận định để hỏi bệnh, thăm khám chính xác hơn.
2.     Quá trình bệnh lý: Đối với bệnh án học tập, quá trình bệnh lý bao gồm diễn biến của bệnh nhân từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh nhân vào viện, được điều trị đến tận thời điểm thăm khám.
Trước khi vào viện
-         Hỏi các chi tiết của lý do vào viện: bắt đầu từ bao giờ, tính chất, tiến triển ra sao, trình tự như thế nào, khoảng cách giữa các triệu chứng là bao lâu…
-         Hỏi các triệu chứng kèm theo.
-         Hỏi tình hình các bộ phận khác và các rối loạn cơ thể: gợi ý cho ta các rối loạn do bệnh chính gây ra ở các phủ tạng khác, và giúp tránh bỏ sót một số bệnh khác có thể song song tồn tại với bệnh chính.
-         Hỏi về các phương pháp điều trị đã áp dụng tại nhà và hiệu quả, ảnh hưởng của nó.
Ghi nhận lúc vào viện, chẩn đoán lúc vào viện là gì?
Bệnh nhân được xử lý gì?
Quá trình điều trị tại bệnh phòng đến ngày thăm khám, bệnh nhân tiến triển như thế nào?
Tình trạng bệnh nhân lúc thăm khám: ghi nhận chung tiến triển so với lúc trước.

III.           Tiền sử
1.     Bản thân
-         Bản thân bệnh nhân trước đây đã mắc những bệnh gì, vào năm nào, điều trị ra sao? Nên chú ý các bệnh lý liên quan với hiện tại.
-         Hỏi thêm về các sinh hoạt vật chất, điều kiện công tác và tình trạng tinh thần, các tập quán của người bệnh như hút thuốc lá, uống rượu, cà phê…
-         Nếu bệnh nhân là phụ nữ, không nên quên hỏi tình trạng kinh nguyệt, thai nghén sinh đẻ ra sao?
2.     Gia đình, thân cận
-         Tình trạng sức khỏe, bệnh tật của những người thân trong gia đình, nhất là những người có bệnh liên quan đến bệnh hiện nay của bản thân người bệnh. Nếu có ai chết cần hỏi thăm chết từ bao giờ, vì bệnh gì?
-         Tình hình bệnh tật của bạn bè, những người thường hay tiếp xúc với người bệnh, nói cách khác là môi trường tiếp xúc của người bệnh.
.
IV.           Thăm khám hiện tại
Phần này ghi nhận các triệu chứng cơ năng, thực thể phát hiện được trong quá trình thăm khám, hỏi bệnh bệnh nhân hiện tại.
Nên sắp xếp theo trình tự
-         Cơ năng
-         Thực thể: nên theo trình tự nhìn, sờ, gõ, nghe để tránh bỏ sót
1.     Toàn thân: Ghi nhận tình trạng toàn thân tổng quát của bệnh nhân, đặc biệt là các dấu hiệu sinh tồn.
2.     Cơ quan
Có thể theo tình tự để tránh bỏ sót: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận – tiết niệu, thần kinh, cơ – xương – khớp ….
Hoặc đưa cơ quan bị bệnh lên trước, sau đó theo trình tự còn lại.

“Hỏi bệnh” rất quan trọng giúp định hướng trong khám bệnh và chẩn đoán. Có trường hợp “hỏi bệnh đóng vai trò chủ yếu trong chẩn đoán lâm sàng.
Việc “hỏi bệnh” tỉ mỉ chu đáo kết hợp với việc thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng trong phần lớn trường hợp  có thể giúp cho thầy thuốc tập hợp thành hội chứng và từ đó có được một chẩn đoán sơ bộ về lâm sàng. Từ chẩn đoán sơ bộ đó để đề ra các phương pháp cận lâm sàng để xác định chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt, xác định nguyên nhân và tiên lượng bệnh.

V.               Cận lâm sàng
Ghi nhận các kết quả cận lâm sàng bệnh nhân đã được thực hiện trong quá trình điều trị: các kết quả dương tính và âm tính có giá trị.
Nên sắp xếp các kết quả này theo trình tự thời gian, và trình tự xét nghiệm: huyết học, sinh hóa, chẩn đoán hình ảnh… để thuận tiện theo dõi.

VI.           Tóm tắt, biện luận, chẩn đoán
1.     Tóm tắt: Tóm tắt lại lý do vào viện của bệnh nhân và các hội chứng, dấu chứng đã thu nhận được thông qua quá trình hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng. Tùy vào tình huống mà sắp xếp theo trình tự để dễ theo dõi, biện luận và rút ra kết luận nhất. Mỗi hội chứng phải nêu  ra các triệu chứng bao gồm.
ð Đưa ra chẩn đoán sơ bộ
2.     Biện luận:
Đưa ra các biện luận của mình cho:
-         Các hội chứng
-         Chẩn đoán bệnh chính, chẩn đoán bệnh kèm
-         Chẩn đoán phân biệt
-         Chẩn đoán nguyên nhân
-         Chẩn đoán biến chứng
-      Có thể đề nghị thêm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để làm rõ
3.     Chẩn đoán: Đưa ra chẩn đoán cuối cùng

VII.        Điều trị:
Nguyên tắc điều trị và chế độ điều trị cụ thể cho bệnh nhân.


VIII.    Tiên lượng